1-768x549.webp



6-768x1154.webp
 
Sửa lần cuối:
TỊNH XÁ NGỌC TRANG
1. Tên gọi- Địa chỉ:
Tịnh Xá Ngọc Trang tọa lạc tại số 141 (số cũ 121) Hương lộ Ngọc Hiệp, tổ 16, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.Tịnh Xá thuộc Giáo đoàn II Hệ phái Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam.

2. Lịch sử:
Tịnh Xá do Trưởng lão Thích Giác Tánh và Đức Thầy Thích Giác Định khai sơn vào năm 1957, kiến lập đạo tràng vào năm 1958, xây dựng bằng vật liệu bán kiên cố với Chánh điện nền gạch và xi-măng, vách gỗ ván, mái tole...
Năm 1961, Tịnh Xá được dời đến khu đất khác cách đó khoảng 300m. Vào năm 1989, Tịnh Xá có tổng diện tích 5.172 m2. Đến năm 2014, do giải toả để quy hoạch giao thông, diện tích còn lại khoảng 4.900 m2.
Ngài Giác Định trụ trì đầu tiên, sau đó là chư Tăng trong Giáo đoàn II của Hệ phái Đạo Phật Khất Sĩ kế tiếp trụ trì:
- Thích Giác Tịnh
- Đức Trưởng lão Thích Giác Định trở lại trụ trì năm 1975 đến năm 1995 thì viên tịch.
- Đại đức Thích Giác Kiểu
- Sư Thích Giác Bình
- Hoà thượng Thích Giác Dũng trụ trì cho đến nay.
Tịnh xá được tổ chức trùng tu từ năm 1991 đến năm 1993, dưới sự chứng minh của Trưởng lão Giác Định (quyền Trưởng giáo đoàn II). Lần này, Tịnh xá được xây bằng vật liệu kiên cố. Chánh điện, Quan Âm Các... được bài trí tôn nghiêm.Vào năm 2000 và 2004, Tịnh xá được thuận duyện trùng tu thêm các công trình kiên cố, mỹ thuật. Các công trình phụ như nhà khách, nhà thờ Cửu Huyền, nhà bếp, nhà sinh hoạt cho chư Tăng, 12 tịnh cốc (nhà ở cá nhân dành cho chư Tăng)... đều hoàn thành tươm tất, khang trang mà vẫn giữ sự giản dị, thanh cao.Bước vào Cổng tam quan, bên phải là Điện thờ tôn tượng Phật Di Lặc bằng đá trắng ngồi trên bệ cười tươi thật hoan hỷ, bên trái là Quan Âm Các có hồ sen bao quanh bên dưới. Khắp sân vườn được tạo nhiều cây cao bóng mát như công viên, có bàn ghế đá dưới cổ thụ bồ đề và những bóng dừa cao quen thuộc của vùng ngoại ô ven sông…Đặc biệt là Tháp Phổ Hạnh với 7 tầng, là tháp thờ xá lợi, tro cốt của Tổ khai sơn và chư Tôn đức tiền bối trong Giáo đoàn.

 
Nha Trang, vẫn còn Xuân

I ♥️ Nha Trang
CỜ NGƯỜI - TRÒ CHƠI DÂN GIAN ĐỘC ĐÁO DỊP TẾT CỔ TRUYỀN

Trò chơi Cờ người là một trò chơi dân gian truyền thống diễn ra trong các dịp lễ hội, đặc biệt là trong những ngày Tết Nguyên đán. Qua hàng trăm năm, trò chơi vẫn giữ được sức hút riêng và ngày càng nhận được sự quan tâm và tham gia của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ.
1. Cờ người là gì?
Đây là một dạng cờ tướng đặc biệt bắt nguồn từ Bắc Bộ, do người đóng vai các quân cờ trên bàn cờ tướng. Trận đấu cờ gồm 33 người chơi, chia làm 2 đội, trong đó có 16 người ( không phân biệt nam, nữ ) đóng vai quân đỏ và 16 người còn lại là quân xanh đứng đối mặt nhau trên bàn cờ. Ngoài ra còn một người nữa đóng vai trò là Tổng cờ hay còn gọi trọng tài của bàn cờ.

Mỗi người chơi thủ vai một quân cờ và đứng theo vị trí được chỉ định trên một bàn cờ được vẽ trên sân. Trang phục của người chơi phải thống nhất và chỉnh tề, thường là màu đỏ hoặc vàng cho chàng trai và màu đen hoặc xanh cho cô gái. Đặc biệt, tướng được đội mũ tướng soái và mặc triều phục bá quan văn võ. Sĩ đội mũ cánh chuồn có tua vàng. Trước khi cuộc thi bắt đầu, người chơi sẽ tập luyện các thế đi và đường võ để chuẩn bị cho trận đấu.


 
Similar threads Most view Xem thêm
Back
Top